Phân loại học sinh bằng cách lồng ghép các hàm IF lại với nhau
Chúng ta sẽ dựa vào bảng điểm dưới đây để tìm hiểu 1 ví dụ về việc lồng hàm IF:
Cách xếp loại học sinh:
- Nếu điểm trung bình trên 8 thì xếp loại Giỏi
- Nếu điểm trung bình từ 6,5 đến 8 thì xếp loại Khá
- Nếu điểm trung bình từ 5 đến dưới 6,5 thì xếp loại Trung bình
- Còn lại là Yếu
Ở đây mình có thể sử dụng kết hợp các hàm như sau : mình thấy đề bài có “nếu-thì” chọn hàm IF và “và” nên mình chọn hàm AND
Cú pháp:
=IF(F3>8,”Giỏi”,IF(AND(F3>=6.5,F3<=8),”Khá”,IF(AND(F3>=5,F3<6.5),”Trung bình”,”Yếu”)))
Nghĩa là:
- IF(F3>8;”Giỏi” : Nếu sinh viên có điểm trung bình (F3 là địa chỉ ô điểm trung bình) >8 thì được xếp loại Giỏi, còn lại xét trường hợp tiếp theo nếu không lớn hơn 8
- IF(AND(F3>=6.5,F3<=8),”Khá” : Nếu sinh viên có điểm trung bình >=6.5 và phải <=8 ( vì >8 là xếp loại giỏi rồi mà) thì xếp loại Khá, còn lại xét trường hợp nhỏ hơn 6.5
- IF(AND(F3>=5,F3<6.5),”Trung bình”,”Yếu”))): Nếu sinh viên có điểm trung bình >=5 và <6.5 thì xếp loại Trung bình (vì >=6.5 xếp loại khá), còn lại dưới 5 sẽ là loại Yếu.
Mình thu được kết quả như sau:
Hoặc có thể viết gọn lại như sau:
=IF(F3>8,”Giỏi”,IF(F3>=6.5,”Khá”,IF(F3>=5,”Trung bình”,”Yếu”)))
Bởi vì các số điểm trung bình được xét 1 cách tuần tự theo thứ tự giảm dần, vì vậy chúng ta có thể giảm bớt các điều kiện:
- Hàm IF thứ 1 xét F3>8
- Hàm IF thứ 2 xét F3>=6.5 điều này cũng đồng nghĩa với F3<=8 vì trường hợp >8 đã xét ở trước đó
- Hàm IF thứ 3 xét F3>=5 điều này cũng đồng nghĩa với F3<6.5 vì trường hợp >=6.5 đã xét ở trước đó
Sau đó dùng auto fill bằng cách kéo thả chuột, ta được kết quả
Mi Khương